TỔNG QUAN VỀ ĐẤT VÀ NGƯỜI SÓC TRĂNG
Đồng bằng sông Cửu Long luôn là sự hấp dẫn để các nhà khoa học nghiên cứu, khám phá. Lý do là Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Sóc Trăng ngày nay cùng với các tỉnh trong khu vực là vùng đất mới được khai phá cách nay khoảng nửa thiên niên kỷ. Diện mạo của vùng đất này vào giữa thế kỷ XVIII được Lê Quý Đôn phản ánh trong “Phủ biên tạp lục” như sau: “ Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai, từ các cửa biển Cần Giờ, Lôi Lập, cửa Tiểu, cửa Đại trở vào toàn là những đám rừng hoang vu và cỏ rậm, mỗi đám rừng có thể rộng hơn nghìn dặm”. Tương tự như vậy, vùng đất Sóc Trăng cách nay khoảng trên 300 năm vẫn chưa được khai phá bao nhiêu; trừ phần đất giống cát, còn lại đa số đều còn ngập nước. Dân cư vẫn còn thưa thớt, còn nhiều rừng rậm hoang vu, dưới sông có nhiều cá sấu, trên bờ có nhiều thú dữ.
Trong các kho lưu trữ của Trung ương, các thư viện ở TP. Hà nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh còn lưu giữ khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về Đồng bằng sông Cửu Long cách nay vài trăm năm. Tác phẩm nghiên cứu vùng đất phía Nam xa xưa là của Phan Khoang với quyển Xứ Đàng trong 1558-1777; tác phẩm“ Xứđàng trong” năm 1621 của Cristophoro. Nghiên cứu về địa bàn Nam kỳ lục tỉnh có bản dịch của Nguyễn Đình Đầu từ tác phẩm Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn đối với các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Hà Tiên xưa (1805-1836).... Trong đó có nói về phần tỉnh Sóc Trăng.
Bản đồ hành chánh tỉnh Sóc Trăng thời Pháp thuộc
Ngoài ra, còn có những quyển chuyên khảo về địa bàn một tỉnh như Cần Thơ xưa và nay, VĩnhLong xưa và nay,... hoặc một số tác phẩm khác của Sơn Nam như Lịch sửkhẩn hoang miền Nam, Tìm hiểu đất Hậu Giang v.v..... Không hiểu vì lý do gì mà Sóc Trăng lại không được nghiên cứu chuyên sâu và in sách như một số tỉnh khác hoặc có thể chưa tìm thấy trong các Trung tâm lưu trữ. Tuy nhiên, trong kho lưu trữ vẫn có một vài đề tài nghiên cứu về Sóc Trăng của một số tác giả người Pháp, người Việt.
Qúa trình khai khẩn miền Nam, các dân tộc Việt Nam đã cùng nhau đoàn kết và đấu tranh, bảo vệ vùng đất mới. Theo tiến trình khai khẩn cùng với các yếu tố về lịch sử, vùng đất Nam bộ dần dần do chúa Nguyễn rồi các vua triều Nguyễn cai trị. Năm 1832, dưới triều Nguyễn, nhà vua Minh Mạng đã thành lập Nam kỳ lục tỉnh gồm 6 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên với hệ thống tổ chức cai trị đến tận xóm làng dân cư.
Ngày 01.9.1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và xâm chiếm hoàn toàn nước ta vào năm 1884. Thực dân Pháp đã áp đặt tại Việt Nam một hệ thống chính sách cai trị đối với thuộc địa trên các lĩnh vực. Nghị định ngày 5/1/1876, Pháp chia địa bàn nầy thành 4 khu vực gồm khu vực Sài Gòn, khu vực Mỹ Tho, khu vực Vĩnh Long, khu vực Bassac (Hậu Giang). Dưới khu vực thì có các hạt (tiểu khu, Arrondissement).
Theo Nghị định trên thì khu vực Bassac gồm có các hạt: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Trà Ôn, Sóc Trăng. Thời điểm nầy, hạt Sóc Trăng có 11 tổng, 153 làng với dân số là 56.877 người. Lỵ sở tại Sóc Trăng gồm có Tòa Bố, Điện tín, Bưu điện. 01 trường tiểu học với 50 học sinh. Về buôn bán, Sóc Trăng có 3 chợ chính là Sóc Trăng, Bãi Xàu, Bạc Liêu. Diện tích nông nghiệp lúc nầy rất ít, theo thống kê chỉ có 7.618, 43 ha ( trong nầy diện tích trồng lúa là 5.285, 45 ha, dừa nước 1.288,55 ha; còn lại là diện tích trồng mía, trầu, cau, dừa, rau đậu....).
Theo báo cáo năm 1840 của phủ Ba Xuyên (được thành lập vào năm Minh Mạng thứ 16, tức năm 1836) cho biết “phủ nầy đã quy tụ đựơc 80 người và khai khẩn được 170 mẫu ruộng”(1) .
Trong quyển “Khảo cứu về tỉnh Sóc Trăng” của Hội Nghiên cứu Đông Dương -Trung Quốc (La société des Études Indo - Chinoises) cho chúng ta biết rõ thêm về vùng đất Sóc Trăng cách nay hơn 100 năm. Quyển sách được viết và in bằng chữ Pháp, chia thành 4 phần, một số tiêu đề có ghi thêm chữ Trung Quốc và chữ Khmer viết tay. Quyển sách đã giới thiệu về ranh giới, diện tích, sông ngòi, lộ giao thông, khí hậu nhiệt độ, các tổng (cantons) và làng (villages) trong tỉnh. Lúc này, thống kê Sóc Trăng có 25 kinh đào, 17 tuyến lộ nội tỉnh hay liên làng. Lộ giao thông từ Sóc Trăng đi Cần Thơ được thông suốt nhưng từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu phải đi bằng đường sông mất 6 tiếng đồng hồ bằng chiếc xà lúp (chaloupe), vì đường bộ chỉ mới làm tới Nhu Gia dài 12km. Toàn tỉnh có 10 tổng và 93 làng. Cụ thể như sau: tổng Định Chí (13 làng), Định Hòa (11 làng), Định Khánh (16 làng), Định Mỹ (10 làng), Nhiêu Hòa (7 làng), Nhiêu Khánh (9 làng), Nhiêu Mỹ (7 làng), Nhiêu Phú (6 làng), Thạnh An (7 làng), Thạnh Lợi (7 làng).
Về số liệu thống kê hành chánh, dân số và cuộc sống của các dân tộc Việt, Khmer, Hoa ở trong tỉnh, quyển sách này cho biết vào đầu thế kỷ XX, người Âu tại Sóc Trăng chỉ có 62 người, trong này có 15 phụ nữ và 10 trẻ em. Riêng cư dân bản địa của tỉnh chỉ có 105.000 người, trong đó người An Nam (Annammites - Người Việt) có 57.000 người, còn lại là người Khmer và Hoa. Về hệ thống trường học, trừ 1 trường ở tại tỉnh lỵ, chỉ có 5 trường tổng (canton) ở Ban Long (thị trấn Long Phú hiện nay), Bãi Xàu (Mỹ Xuyên), Bố Thảo (An Ninh, huyện Châu Thành hiện nay), Đại Ngãi (thuộc huyện Long Phú ), Phú Lộc (Thạnh Trị). Trừ trường tổng ở Bãi Xàu, 4 trường tổng còn lại chỉ có khoảng 250 đến 300 học sinh mà thôi. Về tôn giáo, quyển sách chỉ đề cập đến đạo Công giáo và cho biết lúc này chỉ có 6 nhà thờ trong tỉnh như tại tỉnh lỵ, ở Cái Quanh, Hội Bình (Bãi Giá), Cổ Cò (Hòa Tú), Cái Côn (Xuân Hòa).
Theo một số tư liệu thành văn còn lưu lại cho biết vào ngày 20.12.1899, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đổi tên gọi Tiểu khu thành tỉnh (la Province) và phân chia Nam kỳ lại thành 3 miền gồm: Đông Nam kỳ, Trung Nam kỳ và Tây Nam kỳ: miền Đông có 4 tỉnh, miền Trung có 9 tỉnh, miền Tây gồm có 7 tỉnh là Bạc Liêu, Cần Thơ, Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Sóc Trăng..
Như vậy với Nghị định ngày 20.12.1899 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.1900 ),tỉnh Sóc Trăng xưa được chính thức thành lập với 4 quận và 12 tổng. Bốn quận đó là Châu Thành, Phú Lộc, Kế Sách và Bàn Long.
Cũng theo quyển Chuyên khảo trên thì ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, việc buôn bán của tỉnh đã phát triển, ngoài chợ trung tâm tại tỉnh lỵ, Sóc Trăng còn có 10 khu vực buôn bán khá quan trọng ở các tổng. Đó là các chợ Đại Ngãi, Bãi Xàu, Phú Lộc (Thạnh Trị), Bố Thảo, Ban Long (Long Phú), Vũng Thơm, Kế Sách, Rạch Vọp, Rạch Gòi (Lịch Hội Thượng) và Ngan Rô. Và ở đầu thế kỷ XX, người dân Sóc Trăng vẫn còn đi săn bắn các thú hoang dã “thỉnh thoảng họ bẩy đựơc các thú dữ, nhất là cọp, nhưng điều nầy ngày càng trở nên hiếm”. (2). Có thể tỉnh Sóc Trăng đầu thế kỷ XX có cả nai rừng, nhưng đối với người châu Âu thì “đi săn nai rất là khó khăn khi phải đi qua những nơi rừng rậm và lại thiếu những con chó săn giỏi “.
Nếu lấy thời điểm Toàn quyền Đông Dương ra quyết định ngày 20.12.1899, bỏ danh xưng địa hạt để phân chia lại ranh giới và đặt tên gọi mới là thành tỉnh, thì đến ngày 01.01.2012, danh xưng tỉnh Sóc Trăng đã có 112 năm, đã và đang trên đà phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, so với vùng Biên Hòa - Đồng Nai được khai phá từ 1698 ( mốc thời gian chúa Nguyễn Phúc Chu sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý vùng đất hoang hóa phương Nam) và phát triển mọi mặt, thì Sóc Trăng (nếu tính thời gian thành lập dinh Trấn Định (trong đó có vùng đất Sóc Trăng) cắt ra từ Dinh Long Hồ năm 1788 dưới triều Nguyễn thì vùng đất Sóc Trăng còn rất trẻ, sự khai thác, phát huy tiềm năng vùng đất nầy chưa được nhiều .
Cùng với cuốn sách Chuyên khảo nầy và một số tác phẩm nghiên cứu về Nam bộ khác cho chúng ta hình dung đựơc phần nào về quá khứ của mảnh đất ta đang sống, về sự trỗi dậy mãnh liệt của con người Sóc Trăng xưa: khai phá rừng rậm, tiêu diệt thú dữ, làm chủ thiên nhiên, đấu tranh chống áp bức bóc lột; nhất là từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với những chi bộ Đảng của tỉnh ra đời những năm 1930-1931, người dân Sóc Trăng gồm 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa đã đoàn kết đấu tranh góp phần lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc và tay sai, vươn lên giành quyền làm chủ lấy vận mệnh của mình.
Sau nhiều lần tách nhập địa giới, hiện nay tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính, gồm có thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu và 9 huyện là: Kế Sách, Mỹ Tú, Long Phú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Cù Lao Dung, Ngã Năm, Châu Thành, Trần Đề. Tỉnh có dân số trên 1.300.000 người (thống kê năm 2010), gồm 3 dân tộc chính: Việt, Khmer, Hoa, chiếm tỷ lệ tương ứng là 65,16%, 28,92% và 5,88%. Đời sống văn hóa tinh thần của tỉnh vô cùng phong phú với các lễ hội văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng và các kiến trúc chùa chiền truyền thống rất độc đáo của 3 dân tộc anh em.
Tỉnh có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch với nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh tín ngưỡng, nghỉ dưỡng sông nước miệt vườn, liên kết phát triển tuyến, tour du lịch biển đảo...
Trịnh Công Lý
Tin, bài cùng mục
Tin, bài mới nhất
Chữ kí của thành viên
CƠ QUAN CHỦ QUẢN: SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH SÓC TRĂNG
CƠ QUAN QUẢN LÝ: TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH VÀ HIỆP HỘI DU LỊCH SÓC TRĂNG ĐỒNG QUẢN LÝ
Địa chỉ: 50 Lê Duẩn, Phường 3, TP Sóc Trăng
Điện thoại: 0299 3624 694 - 3624 673 - Fax: 0299.3624 694
Email: xtdulichsoctrang@gmail.com
LIÊN KẾT WEBSITE
TT.XTDL tỉnh Yên Bái TT.XTDL tỉnh Nghệ An
TT.XTDL tỉnh Vĩnh Phúc TT.XTDL tỉnh Điện Biên
TT.XTDL tỉnh Bắc Giang TT.XTDL tỉnh Phú Thọ
TT.XTDL tỉnh Ninh Bình TT.XTDL Lạng Sơn
TT.XTDL tỉnh Quảng Ninh Sở Du Lịch Ninh Bình
TT.XTDL tỉnh Hưng Yên Du lịch Thái Nguyên
TT.XTDL tỉnh Quảng Bình Du lịch Quảng Nam
TT.XTDL tỉnh Quảng Trị TT.XTDL Ninh Thuận
TT. XTDL TP. Đà Nẵng Sở Du Lịch Huế
XTĐT TM DL Lâm Đồng Sở VHTTDL Bến Tre
TT. XTDL tỉnh Kon Tum TT. XTDL Gia Lai
Hiệp hội Du lịch ĐBSCL TT.XT DL tỉnh Hậu Giang
Đài PT-TH Sóc Trăng TT.TTXTDL tỉnh Cà Mau
TT.XTDL tỉnh Bến Tre XT.TM DL ĐT Đồng Tháp
TT.XTDL Vĩnh Long TT.XT DL Bà Rịa-Vũng Tàu
TT.XTDL tỉnh Trà Vinh TT.XT DL tỉnh Đồng Nai
XT.ĐT TM DL TP. Cần Thơ TT.PT DL Đồng Tháp
MEKONGINVEST 2017 TT.PT DL TP. Cần Thơ
TT. XTDL Tây Ninh TT. XTDL Bình Dương
Cuộc thi sáng tác ca khúc "Vĩnh Long-tình đất, tình người" lần 2"
Cuộc thi Video clip giới thiệu du lịch Bến Tre
Cuộc thi Ảnh, video clip du lịch Lai Châu
Bộ nhận diện Du lịch Bình Dương
Cuộc thi thiết kế Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Thái Bình
Cuộc thi "Sáng tác Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Quảng Trị"
Cuộc thi ảnh "Check-in Điện Biên" năm 2022
Thông tin mới nhất về Covid 19
Thông tin mới nhất về Covid 19 trên Thế giới
Hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022
Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Bắc Kạn
Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Thái Nguyên
Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)
Thành tựu của tỉnh Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)
Cuộc thi viết về câu chuyện du lịch Cần Thơ
Cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2022
Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Tuyên Quang" năm 2022
Cuộc thi ảnh đẹp du lịch "Khám phá Quảng Trị" năm 2022