NGÔI CHÙA KHÔNG THỜ PHẬT Ở SÓC TRĂNG
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có trên 80 ngôi chùa của tộc người Kinh và Hoa Trong số các chùa đó, có ngôi chùa mang tên Hỏa Đức Tự, nhưng có điều kỳ lạ là ở ngôi chùa này hoàn không thờ Phật. Vì sao lại có hiện tượng khác thường này?Mời các bạn hãy cùng đến thành phố Sóc Trăng để cùng khám phá “ngôi chùa” lạ lùng này nhé!!.
Hỏa Đức Tự (Miếu Bà Hỏa)thành phố Sóc Trăng
1.Tại sao người dân Sóc Trăng thờ Bà Hỏa ?
Lửa vốn là hiện tượng của tự nhiên và từ xa xưa, con người đã biết đến vai trò vô cùng quan trọng của lửa trong sinh hoạt, sản xuất.Khi được con người phát hiện và sử dụng, lửa dần trở thành một biểu tượng quan trọng có tính phổ biến trong văn hóa loài ngườivà đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của nhân loại.
Ở hầu hết các nền văn hóa, lửa đã được con người thần thánh hóa, thờ cúng bởi họ nhận biết được cả mặt tích cực và tiêu cực của lửa: vừa có chức năng tái sinh lại vừa có tính hủy diệt, qua đó thấy được sự tàn phá khốc liệt của lửa bởi nếu chỉ đôi chút bất cẩn là cả căn nhà, xóm làng, rừng rú có thể thành tro bụi. Về mặt tâm linh, trong dân gian có nhiều truyền thuyết khác nhau về Thần Lửa, trong đó có truyền thuyết về hai vị thần lửa là Nam Phương Xích Đế và Quang Hoa Mã Nguyên Súy [1]; hay có nơi lại kể sự tích Thần Lửa theo thuyết của Trung Quốc với ba vị Thần là Chúc Dung, Viêm Đế và Hồi Lộc.[2]
Tán cây còng cổ thụ bao trọn khuôn viên Miếu Bà Hỏa
Khác với thần thoại Ấn Độ và Hy Lạp, Thần Lửa trong thần thoại người Việt được miêu tả là một bà già mặt mũi hung dữ cho nên người ta thường gọi là Bà Hỏa - đó là hình ảnh của một ngọn lửa đang bùng cháy. Hình ảnh đó còn được khắc họa rõ nét trong truyện Nữ thần lửa với một bà lão rất hung dữ, khó tính, luôn thè ra chiếc lưỡi đỏ lòm. Chuyện kể rằng trong một lần Bà đi vắng, có chàng trai phát hiện ra bếp lửa thần bèn vào nấu nướng thức ăn rồi ngủ quên. Bà lão trở về thấy vậy bèn dội nước làm tắt bếp rồi bỏ đi, chàng trai tỉnh dậy vội bới đống tro tàn để tìm lửa thì thấy còn một chấm lửa đỏ liền mang về nhà ủ để dùng. Một hôm, chàng trai đi vắng, lửa bốc cháy vách nhà, người vợ vội dùng nước dội tắt lửa thần; từ đó người trần không còn lửa thần để dùng.Với quan niệm “vạn vật hữu linh”, người xưa coi các hiện tượng đều do một hoặc một số vị thần linh được Thượng đế trao trách nhiệm cai quản, phụ trách như thần Mây, thần Sét, thần Núi và cả thần Lửa nữa. Vì lo sợ thần lửa nổi giận nên dân gian đã thờ Thần Lửa để trấn giữ không cho lửa tung hoành hủy hoại nhà cửa, tài sản của con người đồng thời để hiện thực hóa tín ngưỡng đó,con người đã lập đền miếu để thờ phụng, cầu xin Thần Lửa và các vị thần bảo trợ cho cuộc sống của mình được bình yên, tránh mọi rủi ro, bất hạnh.Hơn nữa, ông cha ta xưa kia đã xem Thuỷ - Hoả - Đạo - Tặc (nước, lửa, trộm cướp và giặc giã) là bốn đại nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. trong đó hỏa hoạn được xem là nguy hiểm hơn cả trộm cắp và giặc giã.
Chánh điện thờ Hỏa Đức Thánh Mẫu trong Miếu Bà Hỏa Sóc Trăng
2.Hỏa Đức Tự (Miếu Bà Hỏa) ở Sóc Trăng
Với dân số khoảng 1,3 triệu người sống trên địa bàn 11 huyện - thị - thành, tỉnh Sóc Trăng là nơi diễn ra nhiều hoạt động tín ngưỡng của ba tộc người Kinh, Hoa, Khmer, trong đó có tín ngưỡng thờ Bà Hỏa. Có thể nói đây là hoạt động tín ngưỡng hiếm hoi trong cộng đồng dân cư ở khu vực Nam Bộ.[3]
Theo cấu tạo của tiếng Việt, khi chữTự (寺) được dùng đứng sau làm thành tố chính (trung tâm ngữ) để kết hợp với một từ định danh nào đó (định ngữ) tạo thành một cụm danh từ nhằmnêu tên gọi một ngôi chùa cụ thể, như Trấn Quốc Tự, Kim Liên Tự, Bửu Lâm tự, Vĩnh Nghiêm Tự…Và như vậy, ai cũng hiểu, Tự nghĩa là chùa, mà đã là chùa thì phải có thờ Phật, nhưng riêng tại Hỏa Đức Tự thì chẳng thấy thờ một vị Phật nào !!
Tìm gặp ông Huỳnh Ngọc Hưng (tên thường dùng Huỳnh Tên) là Trưởng ban trị sự Hỏa Đức Tự để giải tỏa thắc mắc trên thì được biết: Hỏa Đức Tự, người địa phương trước nay vẫn thường gọi là Miếu Bà Hỏa vốn là một ngôi miếu nhỏ nằm cạnh một gốc cây còng cổ thụ ở góc ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Phan Đình Phùng thuộckhóm 1, phường 4 Tp Sóc Trăng,tỉnh Sóc Trăng. Tương truyền hơn 100 năm trước tại cây còng cổ thụ ở ngã tư này, vào những đêm tối trời người dân sở tại thường thấy có đốm lửa bay lên từ ngọn cây nên họ cho rằng có Bà Hỏa hiển linh nênlập nênngôi miếu nhỏ để thờ cúng,cầu mong tránh được những rủi ro, bất hạnh do lửa gây ra và họ gọi là Miếu Bà Hỏa.
Theo thời gian,Miếu Bà Hỏa ngày càng có nhiều người ở các nơi trong tỉnh đến cúng viếng, đâc biệt là người Hoa và được tôn tạo dần dần. Khoảng năm 1973, ông Trương Văn Ngươn (Hai Ngươn) đã khởi xướng mọi người đóng góp để mở rộng diện tích miếu thờ; vách, mái được lợp tol đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân địa phương. Sau ngày 30/4/1975, cũng như nhiều ngôi miếu thờ dân gian khác trong cả nước, miếu Bà Hỏa tạm ngưng hoạt động do chính quyền lúc ấy lo ngại “ mê tín dị đoan”. Mãi đến năm 1978, sau nhiều lần thỉnh nguyện, miếu được Nhà nước cho phép hoạt động trở lại nhưng với điều kiện không gọi là MIẾU nữa mà phải gọi là CHÙA!!!.[4] Từ đấy, MIẾU BÀ HỎA được định danh là HỎA ĐỨC TỰ cho đến nay mặc dù nơi đây chẳng thấy tượng Phật nào (ngoài hai tượng Đức Di Lặc[5] và Quán Thế Âm Bồ tát [6] mà dân gian vẫn quen gọi là Phật Di Lặcvà Phật Bà Quan Âm
Sau khi được phép hoạt động, ông Lê Xuân Lộc (Sáu Huê) được cử làm Trưởng ban Trị sự nhiệm kỳ đầu tiên và Ban trị sự nhiệm kỳ 2 tiếp nối từ năm 2018 đến nay do ông Huỳnh Ngọc Hưng làm Trưởng ban.
Năm 1990, miếu được trùng tu bằng vật liệu kiên cố trên diện tích 218 m2, gồm ba tầng: tầng trệt là điện thờ, tầng một là nơi lưu giữ những tặng vật do bá tánh hỉ cúng và gian thờ hương linh những người đã có đóng góp nhiều công đức cho Miếu.; tầng hai là nơi thờ, cúng binh.
Bệ thờ Sơn Thần Bạch Hổ và Tứ Hải Thanh Long trong Miếu Bà Hỏa Sóc Trăng
Bên ngoài mặt tiền Hỏa Đức Tự, có hai miếu nhỏ ở hai bên thờ Ông Tà và Thổ Thần. Bước vào điện thờ sẽ gặp ngay bệ thờ Sơn Thần Bạch Hổ ở phía tay trái và bệ thờ Tứ Hải Thanh Long ở phía bên tay phải.
Ngay chính diện điện thờ, chiếm một khoảng không gian rộng rãi là nơi thờ Hỏa Đức Thánh Mẫu với đèn hoa rực rỡ và tượng Bà lộng lẫy trong bộ xiêm y, áo mão được thay mỗi tháng một lần vào ngày 24 âl. Hai bên trái, phải điện thờ Bà là tượng thờ Quan Thánh và tượngThiên Hậu. Ngoài ra, ở phía ngoài không gian hai bên điện thờ còn có tượng thờ Đức Di Lặc và Bồ Tát Quán Thế Âm.
- Miếu Bà Hỏa Sóc Trăng : cơ sở tín ngưỡng dân gian mang tính nhân văn sâu sắc
Việc cầu mong Thần Hỏa đem lại sự an lạc về tinh thần là một tín ngưỡng phản ánh một nhu cầu thực tiễn của người dân Sóc trăng từ xa xưa đến nay nên người dân lập ngôi miếu thờ Bà Hỏa làm nơi để đến chiêm bái, cầu xin Thần lửa không gây tai họa. Hàng năm, đông đảo người Hoa và người Kinh và cả người Khmer đều đến bái xám (cúng viếng) Hỏa Đức Thánh Mẫu vào ngày vía là 24/3 âl,thời gian cao điểm mùa khô ở Sóc Trăng,cũng là thời điểm dễ xảy ra hỏa hoạn khi bất cẩn. Cho nên, việc đến cúng viếng tại miếu Bà Hỏa ngày nay không chỉ đơn thuần là nghi thức bái tế, cầu vọng quốc thái, dân an, tránh hỏa hoạn của người dân địa phương mà còn là sự nhắc nhở mọi người luôn đề cao việc “phòng cháy, chữa cháy” trong cuộc sống hàng ngày.
Chẳng những là nơi tín ngưỡng về mặt tinh thần, Miếu Bà Hỏa ngày nay còn là một cơ sở từ thiện có uy tín ở phường 4 và thành phố Sóc Trăng. Hàng tháng, 14 hộ dân nghèo trong phường 4 (được UBND phường xét chọn) đều đặn đến nhận gạo hỗ trợ 10 kg/hộ và hàng năm một số học sinh khó khăn trong phường cũng được Ban Trị sự Miếu tặng học bổng được trích từ quỹ từ thiện. Bên cạnh đó, Miếu còn có xe tang miễn phí, quan tài, đồ tẩm liệm….sẵn sàng giúp đỡ kịp thời cho những người nghèo khó qua đời và sẵn sàng làm các công tác từ thiện đột xuất khác của địa phương.
Vì thế, cho dù Hỏa Đức Tự là ngôi chùa không thờ Phật nhưng vẫn đáng là chỗ để mọi người đến chiêm bái để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, nhắc nhở mọi người luônđề cao cảnh giác để phòng chống hỏa hoạn đồng thời là nơi có thể cưu mang, giúp đỡ những khó khan nhất thờicho nhiều phận đời khổ nghèo, cơ nhỡ trong cuộc sống bộn bề hôm nay./.
Lâm Thanh Sơn
Chú thích
[1].Theo truyền thuyết, ở Việt Nam có hai Thần Lửa, trong đó vị Quang Hoa Mã Nguyên Súy được thờ phụng tại đền Hỏa Thần. Theo truyền thuyết, Nguyên Súy được nghe thuyết pháp tụng kinh nhiều và trở thành môn đệ Phật gia. Do tính “Hỏa” nên không giữ được nghiêm giới luật, phải xuống trần đầu thai vào nhà họ Phùng, Khi đắc đạo được về trời làm môn đệ của Ngọc Hoàng Thượng Đế, chuyên việc trừ hỏa tai. Và như thế có thể coi “Thần Hỏa” là ông Tổ nghề phòng cháy chữa cháy.
[2].Theo Từ điển Phật học, dân gian thường gọi Hỏa Thần Da (火神爺, Ông Thần Lửa), hay Hỏa Thiên Kim Cang (火天金剛), Xích Đế (赤帝) làHỏa Đức Tinh Quân, con của một vị trưởng bộ tộc thời cổ đại xa xưa. Ông là người phát hiện ra phương pháp khẻ đá châm lửa. Hoàng Đế (黃帝) biết được bèn phong cho ông làm quan chưởng quản về lửa, cũng ban cho tên là Chúc Dung (祝融). Dưới thời đại của Hoàng Đế, ở phương nam có một thị tộc tên Xí Vưu (蚩尤), thường vào gây rối ở Trung Nguyên; nhân đó, Hoàng Đế hạ lệnh cho Chúc Dung đem binh mã thảo phạt. Tuy nhiên Xí Vưu người nhiều thế mạnh, anh em lại rất đông, mỗi người đều mang áo da thú, đầu đội sừng trâu, trông rất hùng mạnh và ghê tợn. Chúc Dung chỉ biết dùng lửa làm vũ khí, đốt cháy quân đội của Xí Vưu. Địch quân tháo chạy, Chúc Dung đuổi đến tận Hoàng Hà (黃河), Trường Giang (長江) và cuối cùng đánh bại Xí Vưu. Sau khi trở về triều, Chúc Dung được Hoàng Đế ban cho chưởng quan phương Nam, cho nên tại đây ông đã giáo hóa dân chúng biết cách dùng lửa trong sinh hoạt hằng ngày, như dùng lửa để xua đuổi dã thú, muỗi, để chế tạo các đồ dùng kim thuộc; nhờ vậy cuộc sống của người dân được cải thiện hơn nhiều. Cảm kích trước ân đức đó, người dân tôn xưng ông là Xích Thần (赤帝, xích là màu đỏ, cũng có ý là lửa). Ông sống được hơn trăm tuổi, và sau khi qua đời, bá tánh lập Xích Đế Điện để tôn thờ và tưởng nhớ đến ân đức cao dày của ông. Lịch đại chư vị đế vương đều phong hiệu cho ông như Hỏa Thần (火神), Hỏa Đức Tinh Quân (火德星君). Như trong Thần Đản Phổ (神誕譜) có giải thích rằng: “Hỏa Đức Tinh Quân, vi Viêm Đế Thần Nông thị chi linh, tự chi vi Hỏa Thần, dĩ nhương hỏa tai (火德星君、爲炎帝神農氏之靈、祀之爲火神、以禳火災, Hỏa Đức Tinh Quân là linh của Viêm Đế Thần Nông, thờ làm Hỏa Thần để giải trừ hỏa tai).” Sử Ký (史記) ghi rõ rằng: “Hỏa Thần vi Chúc Dung, Chuyên Húc chi tử, danh Lê (火神爲祝融、顓頊之子、名黎, Thần Lửa là Chúc Dung, con của Chuyên Húc, tên là Lê).” Trong khi đó, Quốc Ngữ (國語) lại cho hay một thông tin thú vị khác: “Hỏa Thần vi Hồi Lộc (火神爲回祿, Thần Lửa là Hồi Lộc).” Hồi Lộc hay Hồi Lục (回陸), do vì xưa kia tại nước Sở có một người tên Ngô Hồi (吳回), làm quan trông coi về lửa, nên có thuyết cho rằng ông là Hồi Lộc. Vì vậy trong Tả Truyện (左傳) có đoạn rằng: “Trịnh nhương hỏa vu Hồi Lộc (鄭禳火于回祿, Trịnh cầu nguyện lửa nơi Hồi Lộc).” Và người thời nay gọi hỏa hoạn là “Hồi Lộc chi tai (回祿之災, tai họa Hồi Lộc).”
[3]. Qua khảo sát của Nguyễn thanh Lợi, hiện nay cả vùng Nam Bộ có 6 nơi thờ Bà Hỏa là: miếu thờ Hỏa Tinh Thần Nữ ở số 97/2, đường Phạm Phú Thứ, phường 3, quận 6. TP. Hồ Chí Minh; miễu Hỏa Tinh Thần Nữ ở ấp 2 xã Hiệp An, Tp Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, miếu Hỏa Đức Tinh Quân ở xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang , Miếu Hỏa Đức tại Thiên Hậu Cung ở TT. Sông Đốc huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau, miếu thờ Bà Hỏa ở phía sau chùa Sùng Hưng ở TT. Dương Đông, huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang và miếu Bà Hỏa (Hỏa Đức Tự ) ở khóm 1, phường 4 Tp Sóc Trăng,tỉnh Sóc Trăng.
[4] cho phù hợp với quy định của Nghị quyết số 297-CP Về một chính sách đối với tôn giáo ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[5].Sử sách ghi lại, tên tiếng Phạn của Đức Di Lặc là Maitreya, dịch âm là Di-lặc, dịch nghĩa là Từ Thị. Chữ “Thị” ở đây là họ, còn chữ “Từ” chỉ cho lòng từ, bi, hỷ, xả của Ngài. Theo kinh Di-Lặc Hạ Sinh, Ngài vốn là người Bà-la-môn, xuất gia tu tập theo Phật và đã viên tịch trước Phật. Hiện tại, Ngài đang ở cõi trời Đâu-suất. Sau bốn ngàn năm, Ngài sẽ sinh trở lại thế giới Ta-bà của chúng ta, rồi thành đạo ở vườn Hoa Lâm, dưới gốc cây Long Hoa, hiệu là Di-lặc. Bốn ngàn năm ở cõi trời Đâu-suất, nếu tính theo năm của thế gian thì phải tới 57.060.000.000 năm nữa đức Phật Di-lặc mới ra đời.[TheoNụ cười Di lặc của Thượng tọa Thích Chân Tính]
[6].Quán Thế Âm Bồ Tát - là bồ tát trợ tuyên đắc lực của Phật A Di Đà ở phương tây, Quán Thế Âm Bồ Tát thể hiện lòng Bi, một trong hai dạng của Phật tính.
Quán Thế Âm Bồ Tát nguyên tiếng Phạn là Avalokiteśvara, ngài Trúc Pháp Hộ dịch là Quang Thế Âm. Đời Diêu Tần, Ngài Cưu Ma La Thập dịch là Quán Thế Âm. Đời Đường, Ngài Huyền Trang Pháp sư dịch là Quán Tự Tại. Quán Thế Âm Bồ Tát được nhiều kinh điển Đại Thừa Phật Giáo nhắc đến. Công hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm là thị hiện để hộ trì cho Đức Phật Thích Ca truyền bá đạo giải thoát, cứu khổ chúng sinh và khuyến phát công hạnh Bồ Tát hướng đến quả vị viên mãn. Quán Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng cho bản nguyện từ bi của chư Phật. Ngài ứng hiện muôn ngàn thân tướng sai khác khắp mười phương cỏi nước để giáo hóa chúng sanh. Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán là chủ thể quán sát âm thanh để làm Phật sự, Thế Âm là đối tượng chúng sanh ở trong đời được cứu độ. Bồ Tát là bậc luôn thực hành đạo giải thoát, thức tỉnh chúng sanh lìa xa khổ nạn trong đường sanh tử. Chủ thể quán sát và đối tượng quán sát không hai, thể nhập pháp tánh bình đẳng, phát nguyện độ sanh mà thành tựu Đại Bi Tâm, đó là công hạnh chính yếu của Bồ Tát Quán Thế Âm.[Theo Bồ tát Quán Thế Âm của Thích Đức Trí].
Tin, bài cùng mục
Tin, bài mới nhất
LIÊN KẾT WEBSITE
TT.XTDL tỉnh Yên Bái TT.XTDL tỉnh Nghệ An
TT.XTDL tỉnh Vĩnh Phúc TT.XTDL tỉnh Điện Biên
TT.XTDL tỉnh Bắc Giang TT.XTDL tỉnh Phú Thọ
TT.XTDL tỉnh Ninh Bình TT.XTDL Lạng Sơn
TT.XTDL tỉnh Quảng Ninh Sở Du Lịch Ninh Bình
TT.XTDL tỉnh Hưng Yên Du lịch Thái Nguyên
TT.XTDL tỉnh Quảng Bình Du lịch Quảng Nam
TT.XTDL tỉnh Quảng Trị TT.XTDL Ninh Thuận
TT. XTDL TP. Đà Nẵng Sở Du Lịch Huế
XTĐT TM DL Lâm Đồng Sở VHTTDL Bến Tre
TT. XTDL tỉnh Kon Tum TT. XTDL Gia Lai
Hiệp hội Du lịch ĐBSCL TT.XT DL tỉnh Hậu Giang
Đài PT-TH Sóc Trăng TT.TTXTDL tỉnh Cà Mau
TT.XTDL tỉnh Bến Tre XT.TM DL ĐT Đồng Tháp
TT.XTDL Vĩnh Long TT.XT DL Bà Rịa-Vũng Tàu
TT.XTDL tỉnh Trà Vinh TT.XT DL tỉnh Đồng Nai
XT.ĐT TM DL TP. Cần Thơ TT.PT DL Đồng Tháp
MEKONGINVEST 2017 TT.PT DL TP. Cần Thơ
TT. XTDL Tây Ninh TT. XTDL Bình Dương
Cuộc thi sáng tác ca khúc "Vĩnh Long-tình đất, tình người" lần 2"
Cuộc thi Video clip giới thiệu du lịch Bến Tre
Cuộc thi Ảnh, video clip du lịch Lai Châu
Bộ nhận diện Du lịch Bình Dương
Cuộc thi thiết kế Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Thái Bình
Cuộc thi "Sáng tác Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Quảng Trị"
Cuộc thi ảnh "Check-in Điện Biên" năm 2022
Thông tin mới nhất về Covid 19
Thông tin mới nhất về Covid 19 trên Thế giới
Hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022
Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Bắc Kạn
Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Thái Nguyên
Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)
Thành tựu của tỉnh Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)
Cuộc thi viết về câu chuyện du lịch Cần Thơ
Cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2022
Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Tuyên Quang" năm 2022
Cuộc thi ảnh đẹp du lịch "Khám phá Quảng Trị" năm 2022
Cuộc thi sáng tác Biểu trưng (logo) Du lịch tỉnh Kiên Giang
Bình chọn Hà Giang là điểm đến mới nổi hàng đầu Châu Á
Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ X năm 2023
Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng lần thứ 2 - năm 2023