Giới thiệu Tết Chôl-Chnăm-Thmây của đồng bào Khmer

          Cùng với lễ hội Ooc-om-boc, Sence Dolta thì Chôl-Chnăm-Thmây là một trong ba lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng. Chôl-Chnăm-Thmây diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch hàng năm. Vào những ngày này, người Khmer khắp nơi sẽ cùng nhau đón năm mới cũng là dịp để họ tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và đức Phật đã che chở cho họ trong suốt một năm qua.

          Chôl-Chnăm-Thmây thường được tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, mỗi ngày tết có tên gọi khác nhau.

          - Ngày thứ nhất (Châul Sang Kran Thmei); gọi là “Maha Sâng Kran” – ngày làm lễ rước Đại lịch. Sau khi đi đủ 3 vòng quanh chánh điện, các sư bắt đầu thực hiện nghi lễ cầu bình an cho người dân. Trong ngày đầu tiên của năm mới, rước Đại lịch được cho là ngi thức quan trọng nhất.

          Những người không kịp đến chùa lúc rước Đại lịch thì sau đó có thể cùng mọi người đến để nghe ông lục thuyết pháp, cúng dường năm mới. Người Khmer gọi những người đàn ông này là Acha. Acha là phải người am hiểu lịch sử, thuộc nhiều kinh Phật và được dân làng tín nhiệm.

         Ngày thứ hai (Wonbât): gọi là “Pun Phrôm Khoach” – ngày làm lễ dâng cơm và đắp núi cát, nếu là năm nhuần thì có 2 ngày Wonbât. Cũng giống như ngày đầu tiên, bà con Khmer tiếp tục mang cơm đến thỉnh cho các sư. Cũng trong ngày này, người Khmer cũng thực hiện nghi thức cúng Thanh minh để tưởng nhớ những người đã mất.

          Theo quan niệm của người Khmer, núi cát tượng trưng cho vũ trụ và núi thứ chín ở giữa là trung tâm của thế giới. Vì thế, đắp núi cát càng cao thì sẽ tích được được nhiều phước lành, xua đi điều ác.

          - Ngày thứ ba (Lơng săk): Là ngày làm lễ tắm tượng Phật và tắm các vị sư cao tuổi. Các sư sẽ là người thực hiện nghi thức tắm tượng Phật đầu tiên, trong lúc tắm Phật họ sẽ tụng kinh để thể hiện sự tôn kính và tưởng nhớ đến Phật. Người dân sẽ tắm cho những tượng Phật đặt bên ngoài trời. Họ tin rằng nghi thức này không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với đức Phật mà nó sẽ giúp rửa sạch những bụi bẩn, những điều không may ở năm cũ để bước sang năm mới với một thân thể hoàn toàn mới.

          Cũng như ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, vào những ngày này gia đình Khmer nào cũng dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa, chuẩn bị đầy đủ đồ ăn, thức uống, mặc những bộ quần áo mới,… Mọi người cũng sẽ tập trung nghỉ ngơi, đi thăm hỏi và chúc tết lẫn nhau.

          Cùng với dòng chảy của thời gian, phong tục mừng năm mới của người Khmer sẽ có ít nhiều biến đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng các nghi thức chính vẫn được bà con dân tộc tiếp tục giữ gìn. Qua đó cho thấy, niềm tin vào đứa Phật, thần linh cùng với sự hồn hậu, chân chất của những người Khmer bao đời vẫn còn nguyên vẹn. Đến Sóc Trăng vào những ngày diễn ra Chôl-Chnăm-Thmây, du khách sẽ được cảm nhận một cách sâu sắc hơn về lễ hội và bản sắc văn hóa của người dân nơi đây.

                                                                   Cẩm Tú

 
 
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE

 

TT.XTDL tỉnh Yên Bái         TT.XTDL tỉnh Nghệ An 

TT.XTDL tỉnh Vĩnh Phúc    TT.XTDL tỉnh Điện Biên 

TT.XTDL tỉnh Bắc Giang    TT.XTDL tỉnh Phú Thọ 

TT.XTDL tỉnh Ninh Bình     TT.XTDL Lạng Sơn

TT.XTDL tỉnh Quảng Ninh      Sở Du Lịch Ninh Bình

TT.XTDL tỉnh Hưng Yên        Du lịch Thái Nguyên

Du lịch Bắc Kạn

 

TT.XTDL tỉnh Quảng Bình     Du lịch Quảng Nam

TT.XTDL tỉnh Quảng Trị     TT.XTDL Ninh Thuận

TT. XTDL TP. Đà Nẵng        Sở Du Lịch Huế

XTĐT TM DL Lâm Đồng      Sở VHTTDL Bến Tre

TT. XTDL tỉnh Kon Tum       TT. XTDL Gia Lai

 

Hiệp hội Du lịch ĐBSCL    TT.XT DL tỉnh Hậu Giang

Đài PT-TH Sóc Trăng     TT.TTXTDL tỉnh Cà Mau

TT.XTDL tỉnh Bến Tre       XT.TM DL ĐT Đồng Tháp

TT.XTDL Vĩnh Long         TT.XT DL Bà Rịa-Vũng Tàu

TT.XTDL tỉnh Trà Vinh     TT.XT DL tỉnh Đồng Nai

XT.ĐT TM DL TP. Cần Thơ    TT.PT DL Đồng Tháp

MEKONGINVEST 2017      TT.PT DL TP. Cần Thơ

TT. XTDL Tây Ninh      TT. XTDL Bình Dương 

Cổng  Thông tin DL Đồng Tháp

Cuộc thi  sáng tác ca khúc "Vĩnh Long-tình đất, tình người" lần 2"

Cuộc thi Video clip giới thiệu du lịch Bến Tre

Cuộc thi Ảnh, video clip du lịch Lai Châu

Bộ nhận diện Du lịch Bình Dương

Cuộc thi thiết kế Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Thái Bình

Cuộc thi "Sáng tác Biểu trưng (Logo) và Khẩu hiệu (Slogan) du lịch Quảng Trị"

Cuộc thi ảnh "Check-in Điện Biên" năm 2022

Thông tin mới nhất về Covid 19

Thông tin mới nhất về Covid 19 trên Thế giới

Hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2022 

Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Bắc Kạn

Thông báo vận hành cổng thông tin du lịch thông minh Thái Nguyên

Bản đồ Covid-19 tại Sóc Trăng

Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)

Thành tựu của tỉnh Sóc Trăng trong 30 tái lập, đổi mới, hội nhập và phát triển (1992-2022)

Cuộc thi viết về câu chuyện du lịch Cần Thơ

Cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2022

Cuộc thi "Ảnh đẹp du lịch Tuyên Quang" năm 2022

Cuộc thi ảnh đẹp du lịch "Khám phá Quảng Trị" năm 2022

Cuộc thi sáng tác Biểu trưng (logo) Du lịch tỉnh Kiên Giang

Cuộc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực ĐBSCL lần thứ V, năm 2022